Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội diễn ra hội thảo giới thiệu “Báo cáo đánh giá An toàn nhà báo” (ATNB) do Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia tích cực của các đại biểu từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các Hội nhà báo, các cơ quan truyền thông, trường đào tạo báo chí và các thành viên Mạng lưới Bảo vệ Tác nghiệp trên toàn quốc của RED.
Tăng tính an toàn cho tác nghiệp báo chí - ảnh 1 Đại diện Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình phát biểu
Báo cáo được hoàn thành với sự đóng góp, tư vấn của các bên liên quan như: Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, Mạng lưới Bảo vệ tác nghiệp của RED, các chuyên gia báo chí. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng ATNB của VN, phân tích các số liệu từ kết quả nghiên cứu của RED và các cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm làm tốt hơn việc bảo vệ nhà báo ở VN. So với các số liệu thống kê thu thập được từ nghiên cứu này, các trường hợp nhà báo bị tấn công, hành hung khi tác nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm. Điều đó xuất phát từ việc nhận thức bảo vệ ATNB từ cộng đồng, từ nhà báo, từ cơ quan báo chí và từ cơ quan bảo vệ pháp luật được nâng cao rõ rệt. Các quy định của pháp luật về ATNB cũng được bổ sung và cải thiện.
Tuy nhiên, các con số chỉ ra rằng, hiện nay, báo chí Việt Nam đang phải đối mặt với các nguy cơ mới, đó là nguy cơ về an toàn số và an toàn tâm lý. Ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra (Hội nhà báo Việt Nam) cho biết: "Tôi đã đọc và thấy báo cáo này dược xây dựng công phu, khách quan. Nếu có thể nhấn mạnh số lượng báo chí, phát thanh truyền hình của Việt Nam và số người tham gia truyền thông (chuyên nghiệp, không chuyên) là rất lớn, nhưng tỷ lệ bị cản trở, hành hung là nhỏ bé". Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu: “Đến thời điểm này, những vi phạm về cản trở tác nghiệp vẫn nhiều và tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân của nó là do chúng ta có quá nhiều các cơ quan báo chí, phóng viên tác nghiệp với số lượng rất lớn và chất lượng của phóng viên về đạo đức và nghiệp vụ không đảm bảo như trước đây”.
Tăng tính an toàn cho tác nghiệp báo chí - ảnh 2
Chia sẻ của đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên làm "nóng" diễn đàn Nhà báo Hoàng Thiên Nga, Trưởng đại diện của báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên cho rằng: Nhà báo cũng bình đẳng như nhiều nghề khác, tức là mình sai thì mình phải chịu. Vậy nên, trừ trường hợp không thể mặt đối mặt, còn thì nhà báo nên ghi âm lại, viết và gửi lại cho nhân vật đọc. Trong trường hợp mình không sai mà bị gây khó dễ thì phóng viên/nhà báo phải đấu tranh đến cùng.
Theo PVTN/ Tiền phong
Đang Online: 11
Tổng số truy cập: 507.777